Các gian sản phẩm phân phối
Các doanh nghiệp VN không đứng ngoài cuộc, một số thương hiệu nhắm vào đối tượng có thu nhập cao với giá 500.000đ – một triệu đồng/sản phẩm. Mỗi nhãn hiệu chọn một phong cách riêng cho mình, như Sa Majesté Bébé thì dành cho trẻ sơ sinh đến hai tuổi, chất liệu chính là vải lanh cao cấp mềm mại. Nhãn hiệu Ninh Khương thì ưu tiên chọn chất liệu cotton 100%, với trang trí thêu tay tỉ mỉ. Tiki-A nghiêng về thời trang tiệc tùng, dạo phố… Ngoài ra, phân khúc thị trường hướng đến đối tượng khách hàng trung lưu với giá “mềm” cũng phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp Việt tỏ ra năng động với cách tiếp cận thị trường chuyên nghiệp hơn, như Kico & Kid mỗi năm đều tổ chức trình diễn bộ sưu tập xuân hè (miền Nam) và thu đông (miền Bắc). Thương hiệu YF mỗi năm có gần 100 mẫu mới tung ra thị trường. Narabeen thiết kế cho đối tượng từ 2 - 10 tuổi, một phân khúc thị trường lâu nay là thế mạnh của hàng ngoại nhập... Tham khảo một số sản phẩm quần áo cho bé tại link sau quần áo trẻ em.
Quần áo trẻ em trong nước vẫn thua hàng ngoại?
Một phụ huynh có con gái năm tuổi cho biết, trừ một số quần áo thun cotton mặc trong nhà dễ tìm, nhiều mặt hàng cho bé đi chơi, dự tiệc thì khó tìm hàng ưng ý. Sản phẩm hàng chợ thường may cẩu thả, mặc vài lần sút nút, chỉ; hoặc chất liệu vải quá cứng... trong khi hàng Trung Quốc có đủ kích cỡ cho nhiều lứa tuổi, lại có nhiều mẫu mã, với hình thức bắt mắt, chưa kể giá rẻ hơn khoảng 20%.
Nhìn lại các "đại diện" Việt Nam thì: hàng YF không có size cho trẻ dưới hai tuổi, Ninh Khương không có size lớn hơn 12 tuổi... Hầu hết các doanh nghiệp muốn đầu tư sản phẩm chất lượng đều gặp khó khăn vì có quá ít thông tin về nhu cầu của thị trường ở từng độ tuổi khác nhau của trẻ. Thêm vào đó là việc tìm chất liệu cho sản phẩm. Nhà thiết kế của Tiki-A cho biết, hàng trẻ em đòi hỏi phải lựa chọn vải chất lượng mà các nhà sản xuất vải trong nước dường như chưa mặn mà với đối tượng này. Vì thế phần lớn doanh nghiệp sản xuất quần áo trẻ em phải sử dụng vải ngoại nhập.
Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) cũng thừa nhận, nhiều doanh nghiệp không chuộng việc sản xuất quần áo trẻ em vì lợi nhuận ít, rủi ro nhiều. Ông Dương Hoan Tuyên - GĐ nhãn hiệu Ninh Khương thừa nhận, hàng trong nước không đa dạng cả về mẫu mã lẫn kích cỡ.
Dẫn bé đi mua đồ
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp trong nước mỗi năm tung ra chừng 100 mẫu là đã “hụt hơi”, trong khi Zara mỗi năm đưa ra cả 1.000 mẫu mới. Thời trang các nước biết khai thác hình ảnh, đường nét đặc trưng, như thời trang của Disney không lẫn vào đâu với hình nhân vật hoạt hình; Little Marc Jacobs thể hiện đẳng cấp từ chất liệu đến đường nét. Các hàng hiệu ngoại nhập thu hút ở phụ liệu sản xuất đi kèm từ khăn choàng, vớ, thắt lưng, giày dép, túi xách. Còn ở ta, nếu có thì chỉ là nón hoặc giày, găng tay mà phần lớn chỉ dừng lại ở trẻ dưới hai tuổi. Nhà thiết kế Sỹ Hoàng từng trăn trở vì thời trang trẻ em hoặc chạy theo catalog, hoặc lấy thời trang người lớn thu nhỏ lại thành đồ trẻ em, nên đã tổ chức cuộc thi vẽ thiết kế trên chiếc áo dài nhằm tạo sự khác biệt, tuy nhiên tham vọng Âu hóa trang phục quần áo trẻ em đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng, thị trường thời trang trẻ em là thị trường rất khó tính. Nhà sản xuất cần phải có độ nhạy nắm bắt xu hướng. Bên cạnh đó phải có chất liệu và công nghệ tương thích, kỹ thuật may cao để tạo phom dáng thoải mái cho bé, số size phải chuẩn và nhiều (người lớn chỉ cần có ba size, nhưng trẻ em cần có cả chục size mới đủ).
Một sản phẩm quần áo trẻ em của thương hiệu trong nước
Mặt khác, các doanh nghiệp VN kinh doanh thời trang trẻ em chưa thật sự chú trọng việc phân phối và quảng bá sản phẩm. Trong khi những tấm hình quảng cáo cho bộ sưu tập thời trang trẻ em Disney chuyên nghiệp không thua những bộ sưu tập của người lớn, Junior Gaultier có những “gia vị” riêng phục vụ cho các “thiên thần nhỏ”… thì nhiều doanh nghiệp Việt chưa mấy chú tâm đến chuyện tiếp cận với người tiêu dùng. Có thương hiệu VN sau 10 năm chỉ mở rộng ba - bốn cửa hàng, hoặc thu gọn đưa vào hệ thống siêu thị, đại lý. Nhiều sản phẩm thời trang quần áo trẻ em cho trẻ lại bán chung với hàng người lớn tại các chợ, siêu thị, nên người tiêu dùng khó chọn mua. Các công ty có hệ thống phân phối chỉ tập trung ở những thành phố lớn, chưa thực sự chú ý vươn đến thị trường các tỉnh, vùng nông thôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét